Góc nhìn về “Đắc Nhân Tâm”

Hôm qua có vài bạn không đồng ý với việc tôi cho rằng cuốn Đắc Nhân Tâm

[How To Win Friends and Influence People] của Dale Carnegie vốn “dạy” thủ đoạn chinh phục người. Họ cho rằng cuốn này dạy về “tâm” chứ không dạy về “thuật.”

Dĩ nhiên mỗi cuốn sách có thể được đọc với mỗi tầng nghĩa khác nhau, nhưng ở mức căn bản, đọc hiểu và nhất là hiểu chủ ý đặc biệt là nền tảng tư tưởng hay triết lý của tác giả sẽ giúp ta hiểu được văn bản một cách trọn vẹn hơn.

Mỗi người trong chúng ta đều quyền tùy nghi diễn dịch một văn bản , chẳng hạn để biến một cuốn như Mein Kampf thành một cuốn sách về lòng yêu nước, phẫn uất vì một dân tộc khác bóc lột ta, ý chí phấn đấu cuồng bạo cho quyền lực, etc. Nhưng “đọc hiểu” ở mức căn bản nhất vẫn phải cần bảo đảm.

Trong cuốn Đắc Nhân Tâm nói trên, có những chiến thuật chúng ta có thể xem như “thao túng” hay nói nhẹ hơn là không chân thành trong quan hệ giữa người và người với mục đích là để chiếm lòng người cho một mục đích có lợi cho bản thân. Chẳng hạn:

• Tâng bốc – Carnegie khuyến khích khen ngợi và khen ngợi quá mức để khiến mọi người thích bạn. Cách cư xử này không thành thật khi chỉ để mọi người thích bạn. Thấy hay, tốt, đẹp thì cứ khen và bỏ các ý nghĩ về mục đích và kết quả của lời khen đó đi.
• Thu hút lợi ích cá nhân của mọi người: Carnegie tập trung vào việc định hình mọi thứ theo quan điểm của người khác và thu hút lợi ích và mong muốn của họ. Cách cư xử này được coi là thao túng khi được sử dụng chỉ để đạt được những gì bạn muốn một cách kín đáo và không cho người kia biết. Nhận diện lợi mình và lợi người và thẳng thắn chia sẽ thông tin đấy để người khác lựa chọn.
• Che giấu lời chỉ trích như một mong muốn giúp đỡ: Lời phê bình được khuyến khích đưa ra dưới chiêu bài có mục đích tích cực và mong muốn giúp đỡ người khác tiến bộ. Việc phê bình với mục đích tích cực là cần thiết, nhưng khi ngụy trang với thái độ ân cần quan tâm thì chỉ là một kỹ thuật ngụy trang cho lời chỉ trích và làm cho nó có vẻ dễ chịu hơn. Phê bình gay gắt hay cay độc phát xuất từ cá tính hay tâm trạng chúng ta; sửa cái gốc hơn là ngụy trang hành vi.
• Giả vờ quan tâm đến người khác: Carnegie nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quan tâm sâu sắc đến người khác, mối quan tâm và sở thích của họ. Giả vờ quan tâm để thu phục người khác là thao túng. Nếu chúng ta thanh thản hay ít nhất trọn vẹn chú tâm đến người khác trong giờ phút tương giao thì mỗi quan tâm chân thật sẽ xuất hiện.
• Thừa nhận lỗi lầm một cách chiến lược: Thừa nhận lỗi lầm và lỗi lầm của chính bạn được ủng hộ như một cách khiến người khác thừa nhận lỗi lầm của họ và cởi mở với bạn. Chiến thuật thừa nhận lỗi chỉ để bẫy người khác được coi là thao túng. Nhân xét lỗi lầm mình khi cần thiết là hành vi của “tự sám” và dó là cách mình tự sửa mình, chứ không dùng nó để moi lỗi của người.
• Sử dụng tên của mọi người: Carnegie nhấn mạnh tác động tích cực của việc thường xuyên sử dụng tên của mọi người khi tương tác với họ. Mặc dù ai cũng thích tên của mình, việc lạm dụng tên của ai đó với chủ ý tạo cảm tình là một nỗ lực kết nối không thành thật. Không nhớ tên người thì quá tệ, nhưng đánh vào bản ngã của người thì cả hai đều không thăng tiến.

Tôi còn nhớ mãi câu chuyện trong sách về một chàng trai làm ơn cho ông bố của một cô gái xinh đẹp nhưng cuối cùng ông bố lại gả con gái cho một cậu khác nhận ơn ông bố. Kết luận của chuyện đó theo sách là không ai muốn nhớ rằng mình mang ơn mà chỉ nhớ người mình ban ơn.

Vì vậy, chiến thuật là hãy tạo điều kiện cho người khác ban ơn cho mình. Không biết có phải từ cuốn Đắc Nhân Tâm này, và chỉ ở bản dịch cũ không. Theo tôi, giản dị hơn cần thì làm , không gả con gái cho thì đi lấy cô khác.

Carnegie chắc chắn ủng hộ một số phương pháp có “hiệu quả” trong việc gây ảnh hưởng đến mọi người, nhưng cần xét chúng ta sử dụng chúng với mục đích gì, và sâu sắc hơn sử dụng chúng với tâm trạng và quan niệm gì. Và ngay cả chữ “sử dụng chúng” cũng đã hỏng. Cuốn sách cần được đọc bằng con mắt phê phán.

Bài viết từ FB Lê Nguyên Phương

Bài trướcCâu chuyện của những con cua (Nổ lực + Mơ hồ = Vô Nghĩa)
Bài tiếp theoVề Oppenheimer và cách con người chia sẻ các câu chuyện
Bạch Thị Kiều Hạnh - UM từ Tập đoàn bảo hiểm MANULIFE